Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính

Điều 1. Chức năng

1- Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính là bộ phận tham mưu của Ban Nội chính Tỉnh ủy về lĩnh vực công tác nội chính và công tác cải cách tư pháp.

2- Là bộ phận giúp việc của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh.

Điều 2. Nhiệm vụ

1- Tham mưu lãnh đạo Ban chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về một số chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực công tác nội chính và cải cách tư pháp.

2- Tham mưu lãnh đạo Ban chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, thẩm định các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, cải cách tư pháp trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

3- Tham mưu lãnh đạo Ban đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động của các cơ quan nội chính ở địa phương (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Cục Thi hành án dân sự, Thanh tra, Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Hải quan), Chi cục Kiểm lâm, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh...

4- Tham mưu giúp lãnh đạo Ban đề xuất Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy về lĩnh vực nội chính và cải cách tư pháp.

5- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc phức tạp, kéo dài thuộc lĩnh vực nội chính giúp lãnh đạo Ban tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy định hướng xử lý, giải quyết.

6- Giúp lãnh đạo Ban tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính, cấp ủy các địa phương về thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính.

7- Tham mưu công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và Ban Nội chính Tỉnh ủy về công tác cải cách tư pháp.

8- Tham mưu lãnh đạo Ban chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất, kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án có nội dung quan trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc lĩnh vực nội chính được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

9- Theo dõi, tiếp nhận thông tin; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cơ quan nội chính, tham mưu lãnh đạo Ban thực hiện chế độ báo cáo về công tác nội chính và cải cách tư pháp theo quy định.

10- Tham mưu giúp lãnh đạo Ban hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính và cải cách tư pháp ở địa phương.

11- Tham mưu tổ chức phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Ban Nội chính Tỉnh ủy liên quan đến công tác nội chính và cải cách tư pháp.

12- Tham mưu lãnh đạo Ban chủ trì giao ban tháng với các cơ quan trong khối nội chín; tổ chức giao ban tuần với các cơ quan Công an, Quân sự và Bộ đội Biên phòng tỉnh.

13- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

Điều 3. Quyền hạn

1- Được quyền tham mưu lãnh đạo Ban yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo hoặc trực tiếp làm việc để nắm bắt về tình hình, cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lĩnh vực có liên quan công tác nội chính và cải cách tư pháp.

2- Được mời tham dự hội nghị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh liên quan đến các lĩnh vực nội chính và cải cách tư pháp theo ủy quyền của lãnh đạo Ban.

3- Được mời tham dự hội nghị Tỉnh ủy mở rộng để nghe truyền đạt các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy (Trưởng phòng và chuyên viên chính).

4- Được mời tham dự các hội nghị của các cấp ủy, các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh bàn về những công việc có liên quan đến công tác nội chính và cải cách tư pháp.

5- Được đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức - cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức thuộc trách nhiệm của Phòng.

Điều 4. Mối quan hệ công tác

1- Đối với Ban Nội chính Tỉnh ủy

Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy; thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo, nghiên cứu, đề xuất các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

2- Đối với các Phòng thuộc Ban

Là mối quan hệ phối hợp để nắm bắt, cung cấp thông tin nhằm tham mưu giúp lãnh đạo Ban thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ về công tác nội chính và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh.  

Điều 5. Biên chế, tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh

1- Biên chế, tổ chức

Biên chế của Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính gồm 05 đồng chí, cụ thể:

- Trưởng phòng;

- Một (01) Phó trưởng phòng;

- Một (01) Chuyên viên theo dõi lĩnh vực quân sự, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo;

- Một (01) Chuyên viên theo dõi lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội và vụ án, vụ việc;

- Một (01) Chuyên viên tham mưu lĩnh vực cải cách tư pháp.

2- Tiêu chuẩn chức danh

- Trưởng phòng (Cử nhân Luật hoặc Cử nhân chuyên ngành, chuyên viên chính; Trung cấp Lý luận Chính trị trở lên);

- Phó Trưởng phòng (Cử nhân Luật hoặc Cử nhân chuyên ngành, chuyên viên chính; Trung cấp Lý luận Chính trị trở lên);

- Chuyên viên (Cử nhân Luật hoặc Cử nhân chuyên ngành).

Điều 6. Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính có trách nhiệm phân công cụ thể công việc cho từng công chức trình lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy phê duyệt để thực hiện.

Điều 7. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định 09-QĐ/BNCTU ngày 26/7/2013 của Ban Nội chính Tỉnh ủy.


TIN MỚI NHẤT