TIN MỚI NHẤT

Tỉnh Bình Thuận sơ kết 03 năm thực hiện biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Qua 03 năm (2014-2016) thực hiện Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, Nghị định 221/2013/NĐ-CP và Nghị định số 02/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đạt được một số kết quả bước đầu, cụ thể là:

Trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp Mặt trận, đoàn thể tỉnh và các địa phương mở Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện; gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ chính trị, Chương trình hành động số 28 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”. Qua đó, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh và 10/10 huyện, thị, thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc. Để cụ thể hóa Nghị định của Chính phủ sát với tình hình thực tế tại địa phương, ngày 12/02/2015, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 456/KH-UBND về tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy; Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 6/10/2015 về quy trình lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết các thông tư của các bộ, ngành Trung ương về công tác lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện thống nhất, đồng bộ. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 02 năm (2014-2015) thực hiện Chương trình hành động số 28-NQ/TU ngày 28/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hàng năm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong công tác lập hồ sơ đưa các đối tượng vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện... Đồng thời, hàng năm chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức các đợt kiểm tra nhằm phát hiện những tồn tại, thiếu sót để hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Công tác tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chức năng: Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy nói chung và công tác giáo dục tại tại cộng đồng theo Nghị định 111/CP của Chính phủ nói riêng; những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với Mặt trân, đoàn thể tỉnh và UBND các địa phương tập trung làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công dân phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm và phạm tội; với cách làm và kết quả cụ thể nổi bật là:

Sự phối hợp giữa Công an tỉnh với Sở Tư pháp, Mặt trận, Đoàn Thanh niên, đài phát thanh Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cùng với các địa phương xây dựng tin, bài, phóng sự, ký sự, tờ rơi chuyên đề và các chuyên mục (nhịp cầu tuổi trẻ, an ninh Bình Thuận, bản tin tuổi trẻ Bình Thuận...) tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp tổ chức diễn đàn, giao lưu, đối thoại, diễu hành, gặp mặt để tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình  phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy “địa bàn dân cư không có ma túy”, “câu lạc bộ không có ma túy”... Các cơ quan chức năng cùng phối hợp thực hiện tốt công việc của mình: Sở Y tế xác định tình trạng người nghiện phục vụ cho công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiệm bắt buộc. Duy trì hoạt động của 04 cơ sở điều trị, 03 điểm cấp phát thuốc điều trị nghiện. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện xem xét quyết định việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để Tòa án ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét tính pháp lý của các hồ sơ để ra Quyết định đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiệm bắt buộc kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Kết quả 03 năm công tác thực hiện nghị định của Chính phủ về giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiệm bắt buộc, đã đưa 123 đối tượng hình sự, 98 đối tượng ma túy giáo dục tại cấp xã; 05 đối tượng vào trường giáo dưỡng; 04 Cơ sở giáo dục bắt buộc; 15 cai nghiệm bắt buộc. Ngoài ra lực lượng Công an đã phối hợp với các ngành liên quan vận động 1.296 lượt người nghiện ma túy tự nguyện điều trị tại 04 trung tâm và 04 điểm cấp phát thuốc.

Qua sơ kết 03 năm thấy rõ những ưu điểm nổi bật là: sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể về công tác phòng, chống tội phạm và ma túy, công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn để đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiện bắt buộc và tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng hoàn lương, tiến bộ theo Nghị định của Chính phủ được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy được chú trọng, hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân góp phần ổn định tình hình, không để phát sinh phức tạp về trật tự xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế là: Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung, tội phạm, tệ nạn ma túy nói riêng có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện, xã chưa tập trung quyết liệt trong công tác chỉ đạo lập hồ sơ đối tượng vi phạm, chưa nhận thức hết tầm quan trọng trong công tác lập hồ sơ quản lý, giáo dục tại chổ; đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng...  Công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, quản lý địa bàn để đề xuất biện pháp xử lý vấn đề phức tạp ở một số nơi chưa kịp thời, chưa đề xuất giải pháp căn bản để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả công tác lập hồ sơ đạt tỷ lệ thấp. Công tác quản lý đối tượng, hướng nghiệp sau cai nghiện, người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả thấp.

Những tồn tại, hạn chế trên đã xác định rõ những nguyên nhân cụ thể:

Nguyên nhân khách quan: Do mặt trái của kinh tế thị trường và sự xâm nhập của văn hóa độc hại, đời sống vật chất ngày càng nâng lên, một số thanh, thiếu niên thích hưởng thụ, đua đòi, không có việc làm ổn định nên dễ bị sa ngã, lôi kéo vào con đường phạm tội. Một số văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác lập hồ sơ còn bất cập, khó áp dụng.

Nguyên nhân chủ quan: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương có tư tưởng cho rằng công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy là trách nhiệm của lực lượng Công an nên chưa tâp trung chỉ đạo quyết liệt. Cán bộ Công an xã có nơi trình độ chuyên môn còn hạn chế, ngại khó trong công tác tích lũy tài liệu, lập hồ sơ. Quan điểm của các cơ quan địa phương chưa thống nhất nên sự phối hợp chưa đồng bộ, kết quả đạt thấp, thậm chí có địa phương không thực hiện. Cán bộ đủ thẩm quyền xác định tình trạng nghiện và các trạm y tế cấp xã không đáp ứng được yêu cầu nên xác định người nghiện phải thực hiện ở bệnh viện tuyến trên. Phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm ma túy nói riêng ở một số nơi chưa mạnh.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các ngành chức năng cấp huyện cần tập trung tổ chức sơ kết 03 năm  thực hiện biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiệm bắt buộc để đánh giá lại kết quả bước đầu, rút kinh nghiệm và ý kiến đề xuất giúp Ban chỉ đạo của tỉnh có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo công tác này có hiệu quả hơn. Các cơ quan liên quan của tỉnh phải nghiên cứu kỹ nhiệm vụ của ngành để có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện nghiêm Nghị định của Chính phủ. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy trình lập hồ sơ đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc... và giao chỉ tiêu cho các địa phương về việc lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa đối tượng vi phạm vào Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Cơ sở cai nghiệm bắt buộc. Ngành Y tế tiếp tục tập huấn chuyên môn và cấp chứng chỉ chuyên môn cho các Y, Bác sỹ của Trạm Y tế trong việc xác định người nghiện ma túy theo quy định. Các ngành liên quan: (Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Sở Tư pháp...) tiếp tục chỉ đạo, triển khai về quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy. Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đề nghị, xem xét ra quyết định áp dụng, kiểm sát quá trình ra quyết định áp dụng nhằm tháo gỡ khó khăn trong các khâu thực hiện; Chủ tịch UBND huyện là người trung gian thực hiện công tác này. Hội cựu chiến binh phối hợp với Mặt trân, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ cần quan tâm hướng dẫn, lãnh đạo chỉ đạo cấp cơ sở thường xuyên phối hợp với Lực lượng Công an làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã./.


Các tin khác