Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Thường trực Tỉnh ủy chủ trì nghe các ngành nội chính báo cáo và cho ý kiến về tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng; đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, kịp thời chỉ đạo các ngành xem xét thống nhất xử lý các vụ việc còn có ý kiến khác nhau. Chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy và các ngành chức năng rà soát, kiên quyết xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ việc, vụ án tồn đọng; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trước Đại hội đảng bộ
Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Đoàn công tác số 6 Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 33- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản trên địa bàn tỉnh năm 2014 theo chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương; Quyết định thành lập Tổ giúp việc Đoàn rà soát và Đoàn rà soát đã xây dựng và triển khai chương trình làm việc của Đoàn. Hiện nay Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đang tiến hành chỉ đạo tự rà soát và tổng hợp báo cáo kết quả tự rà soát; Đoàn rà soát và Tổ giúp việc đang nghiên cứu Báo cáo và Kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng; Ban Nội chính Tỉnh ủy đã phối hợp với Thường trực các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh triển khai công tác tuyên truyền về thực hiện chủ trương mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. Đến nay hầu hết các huyện, thị, thành ủy và sở, ban ngành, Mặt trận và đoàn thể tỉnh đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương nêu trên.
Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại 86 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Qua kiểm tra chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào vi phạm.
Việc ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức tại 53 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thanh tra sở Nội vụ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức tại 05 đơn vị, địa phương. Tổ kiểm tra Chỉ thị 27-CT/TU đã tiến hành 04 cuộc kiểm tra tại các hàng quán, 01 cuộc kiểm tra giờ giấc tại UBND phường Đức Thắng (do có tin báo của quần chúng) và xác minh 01 đơn tố giác nặc danh do Văn phòng Tỉnh ủy chuyển đến. Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác 397 cán bộ, công chức; việc chuyển đổi được thực hiện theo kế hoạch, tiến hành dân chủ, công khai, đúng quy định.
Về thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập. Kết quả đã có 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện xong việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2014; trong đó có 02/66 cơ quan, đơn vị chậm tổ chức việc kê khai. Số người đã thực hiện kê khai: 9572/9573 đạt 99,99%. Số người được xác minh tài sản, thu nhập: 03 người; đã có kết luận về sự minh bạch tài sản, thu nhập: 02 người (trong đó có 01 trường hợp kê khai không trung thực); còn 01 trường hợp đang xác minh.
Về cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan hành chính; chất lượng và hiệu quả của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, một cửa hiện đại được tiếp tục cải tiến, nâng cao về chất lượng.
Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Để triển khai thực hiện có kết quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cuối năm 2014, Ban Nội chính phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Tài chính tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho 710 cán bộ chủ chốt, báo cáo viên pháp luật của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các sở, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh.
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực
6 tháng đầu năm 2015, các cấp, các ngành tiếp tục xem xét, xử lý 26 vụ/ 37 người có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Trong đó năm 2014 chuyển sang 20 vụ/30 người; mới phát hiện đưa vào theo dõi 06 vụ/ 07 người. So với cùng kỳ năm 2014 tổng số vụ thụ lý giải quyết (19 vụ/ 33 người) tăng 07 vụ/ 05 người (tăng 36,84%). Trong số 26 vụ/ 37 người thì hành vi tham nhũng có 18 vụ/ 32 người; tiêu cực liên quan đến kinh tế, chức vụ có 08 vụ/ 05 người. Số vụ việc tham nhũng, tiêu cực phát hiện mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 06 vụ/ 07 người, so với cùng kỳ năm 2014 (10 vụ) giảm 04 vụ. Trong 26 vụ thụ lý 6 tháng đầu năm 2015, đã xong 06 vụ/ 05 người; đang tiếp tục xem xét xử lý 20 vụ/ 32 người. Trong đó xử lý hình sự 18 vụ/ 30 người; hành chính 02 vụ/ 02 người. Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Trong 6 tháng đầu năm 2015, đã xử lý xong trách nhiệm người đứng đầu 01 vụ xảy ra tại UBND thị trấn Chợ Lầu: Đồng chí Lương Văn Sửu - Bí thư Đảng ủy thị trấn Chợ Lầu hình thức “khiển trách” và tập thể cấp ủy hình thức “khiển trách”.
Đánh giá chung. Cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng các cấp, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tích cực trên nhiều mặt, tạo được chuyển biến, tiến bộ khá rõ trên một số mặt. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tuyên truyền chủ trương mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy, của Tổ giúp việc các huyện, thị, thành ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả tích cực. Các cơ quan chức năng tập trung và đồng bộ hơn trong phối hợp xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Nhờ đó, các vụ việc, vụ án xảy ra được chỉ đạo xử lý kịp thời hơn, đã xử lý dứt điểm nhiều vụ tồn đọng, phức tạp. Kết quả trên có tác dụng ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định tình hình các mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí có lúc, có nơi chưa thật tập trung và quyết liệt. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu chủ động, triển khai các biện pháp phòng ngừa còn chung chung, hiệu quả chưa cao. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa sâu kỷ, một số nơi thiếu thường xuyên. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ, trách nhiệm chỉ đạo quản lý, trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được phát huy đúng mức; vai trò giám sát, phối hợp tuyên truyền của Mặt trận và các đoàn thể còn hạn chế; hoạt động Ban Thanh tra nhân dân còn hình thức, kém hiệu quả. Công tác tự kiểm tra phát hiện trong nội bộ vẫn còn yếu, chậm được khắc phục; công tác phối hợp xử lý của các cơ quan chức năng trong một số vụ việc còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của cấp ủy, một vài trường hợp có biểu hiện xử lý chưa nghiêm, chưa kiên quyết.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do:
Trách nhiệm và quyết tâm của lãnh đạo và người đứng đầu một số địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa cao. Một số nơi còn chủ quan, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chú trọng chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, nên chưa ngăn ngừa có hiệu quả tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị, địa phương; Công tác tham mưu, công tác phối hợp của các cơ quan chức năng trong giải quyết, xử lý một số vụ việc chưa thật tốt, thiếu kiên quyết và chặt chẽ./.